Sắp xếp quần áo và vật dụng khi đi du lịch

Sắp xếp quần áo và hành lý khi đi du lịch, đặc biệt là đi du lịch dài ngày như đi thăm người thân ở Mỹ, EU, Australia hay đi công tác dài ngày là vấn đề có thể làm nhiều bạn trăn trở. Nhất là không ít trường hợp quá ký phải mở hành lý, thùng đồ ngay tại sân bay, mất tiền đóng thùng lại, phải bỏ những món quà yêu thích ở nhà, bị phạt tiền vì quá số ký quy định hoặc gặp rắc rối với an ninh tại sân bay vì những món đồ đem theo không được đánh giá là an toàn… là những thứ mà chính tôi cũng đã từng trải qua nên nhân đây, tôi muốn chia sẻ một ít kinh nghiệm để chuyến bay của các bạn trở nên vui vẻ và thoải mái hơn. Bạn sẽ vứt bỏ nỗi lo mỗi khi ra sân bay check-in, thay vào đó bạn có thời gian vui vẻ, mỉm cười lưu lại những bức ảnh với người thân để chuẩn bị chuyến công tác.

Đựng hành lý: thùng cacton hay valy?

Đối với tôi, mỗi loại kiện đều có ưu nhược điểm riêng, và đã không ít chuyến bay tôi mang cả hai loại thùng này theo. Với tôi:

  • Đựng vật dụng với thùng cacton: phù hợp để sắp xếp các đồ đạc linh tinh như quần áo, bánh kẹo, vài món đồ điện tử bé bé, tài liệu, nước hoa, dầu gội đầu, sữa tắm, dưỡng thể… Tóm lại là vật dụng để gửi, tặng, vật dụng mua về để bán… Tôi thích dùng thùng cacton cho những vật dụng này vì chúng dễ sắp xếp và nếu như xếp đồ hợp lý, bạn có thể đem được rất nhiều hàng hóa trong những chuyến đi. Nói về nhược điểm, thùng cacton một khi đã đóng kiện và dán keo lại là xong, chỉ khi tới đích mới mở ra, giữa đường nếu muốn bung ra sẽ “rất đuối”.
  • Đựng vật dụng trong valy: chứa đồ cá nhân, do valy bền hơn nên nó có thể để thêm mộtvài đồ đạc dễ vỡ (nhưng vẫn cần rất cẩn thận). Valy là loại hành lý bạn có thể dễ dàng mở ra đóng lại bất kỳ lúc nào bạn cần nên tính linh hoạt cao hơn rất nhiều so với thùng cacton.

Điển hình như trong chuyến đi Mỹ vừa qua, tôi vẫn đem 1 valy chứa quần áo cá nhân, và đóng thêm 1 thùng cacton để chứa bánh kẹo và một vài món quà cho người thân ở bên ấy.Rất nhiều người mình quen cũng làm theo cách này không chỉ khi đi Mỹ mà còn cho cả chuyến đi EU hay đi Australia vì khi qua đó, vừa thăm người thân, gia đình, bè bạn vừa có nhu cầu đi du lịch nữa.

Thùng cacton khi đến tới nơi đừng vứt bỏ, khi rạch thùng cũng nhẹ nhàng, cẩn thận thôi vì  rất nhiều khả năng bạn sẽ phải dùng lại cho chuyến bay về nữa đấy. Không cần thiết phải mua hay kiếm thùng cacton khác làm chi cho mất thời gian.

Chia sẻ một vài kinh nghiệm sắp xếp quần áo, hàng hóa, vật dụng vào valy hay thùng cacton của mình:

  • Sắp xếp đồ gọn gàng, những vật dụng phẳng và nặng nên nằm dưới đáy thùng cacton, lần lượt xếp lên, tuyệt đối không nên vo cục hay vứt bừa vào, nó sẽ chiếm diện tích valy đáng kể và nhìn vào rất bừa bộn, bạn sẽ khó kiếm được thứ mình cần.
  • Nên đựng những vật dụng có liên quan với nhau vào 1 túi ny-lon để dễ lấy ra và không để các vật dụng bị va chạm với nhau, như áo sơ mi Pierre Cardin thì đóng cùng với thắt lưng Pierre Cardin, giày thể theo Adidas thì nên đóng cùng áo thun..
  • Những đồ dùng dễ vỡ như nước hoa hay ổ cứng di động,.. nên gói vào trong áo quần.
  • Khi sử dụng valy, nên sử dụng dây chằng có sẵn, vì chúng giúp cố định vật dụng hay quần áo không bị dịch chuyển hay lộn xộn trong quá trình di chuyển hành lý.
  • Khuyến khích các bạn nên chêm quần áo vào các cạnh của thùng cacton hay valy, vì nếu bị va đập cũng sẽ hạn chế ảnh hưởng tới vật dụng bên trong valy

Bao nhiêu kiện hành lý là đủ?

Vấn đề này sẽ phụ thuộc vào hãng hàng không bạn sử dụng và hạng vé bạn đã mua, hầu hết các hãng hàng không quốc tế cho phép bạn mang hai kiện hành lý ký gửi, và mỗi kiện hàng hóa tối đa là 23 ký, áp dụng cho vé phổ thông. Trong trường hợp bạn mua vé hạng thương gia và/hoặc ghế hạng nhất thì đôi khi được thêm một kiện nữa, và tùy theo hãng mà trọng lượng cũng có thể cao hơn. Hãy đảm bảo bạn rằng bạn đã kiểm tra kĩ thông tin về khối lượng hành lý và số kiện tối đa được phép mang với đại lý cung cấp vé máy bay hoặc bạn có thể liên hệ trực tiếp với hãng hàng không cung cấp dịch vụ cho chuyến đi của bạn để có thông tin chính xác nhất.

Không bao giờ để xảy ra quá trọng lượng quy định.

Tôi chứng kiến rất nhiều hành khách có thói quen xấu là đóng đồ thường vượt quá trọng lượng cho phép của hãng hàng không, và hành khách ấy hy vọng khi ra check-in làm thủ tục nhân viên hãng hàng không sẽ thông cảm và du di. Nhưng, hiếm khi sự việc xảy ra đúng như tính toán của họ, và  thông thường họ sẽ phải cắt thùng cacton hay mở valy tại chỗ để vứt bỏ bớt những món đồ họ cho là ít quan trọng hơn hoặc đưa cho người thân cầm về giúp. Không nên để xảy ra tình trạng tôi vừa nêu vì những lý do sau đây:

  1. Họ buộc phải bỏ bớt một số đồ ở nhà, thậm chí là họ phải vứt ngay tại sân bay, rất lãng phí.
  2. Họ buộc phải lục tung thùng đồ hoặc valy để chọn ra những vật dụng nào đem theo và món nào phải bỏ đi trong tiếc nuối, ví dụ như bạn cố đem theo nhiều thắt lưng Pierre Cardin hay ví Pierre Cardin để thay đổi cho thời trang, thì lúc này bạn bị đặt vào tình thế phải chọn 1 và bỏ 1, thật đáng tiếc đúng không?
  3. Thùng cacton khi khui ra lục tung lên xong lại phải đóng lại, mất thời gian, tốn công, tốn thêm phí trong trường hợp họ không có mang theo băng keo để dán thùng lại.
  4. Tâm lý căng thẳng, không thoải mái, không vui trước khi bay, nhất là các trường hợp sắp trễ chuyến.
  5. Nếu không muốn phải lục tung thùng cacton và đem theo mọi thứ họ đã chuẩn bị, họ phải đóng phí vượt quá trọng lượng, thông thường là từ vài chục đến cả trăm USD, trong khi đó, tổng số tiền đóng cả một thùng cacton mới chỉ có 100-200$ mà thôi. Thà chúng ta lường trước và đóng luôn 1 thùng mới ở nhà rồi trả phí có phải hay hơn không?

Vì vậy, đừng bao giờ cố gắng thử đóng hàng hóa nhiều hơn mức quy định của hãng hàng không, họ đã quy định 23 ký thì các bạn cứ đóng đúng 23 ký (tôi hay đóng tối đa 22.5 ký), tương tự như vậy cho hành lý xách tay: 7kg thì đóng 7kg, 10kg thì đóng 10kg, đừng cố vô ích, chỉ gặp các phiền phức không đáng có.

Cân hành lý sao cho đúng?

Đây cũng là vấn đề rất đau đầu của không ít bạn cần đóng hành lý để đi du lịch hay công tác. Nếu nhà bạn có sẵn cân thì không có gì khó, cứ vứt cả thùng lên cân là xong. Nhưng nếu bạn không đủ sức, nhất là các chị em hoặc người lớn tuổi, thì chuyện bưng cả thùng 23kg lên xuống là rất cực. Ngoài ra, một số thùng có kích thước lớn cũng chiếm trọn mặt cân, không xem được số ký nên không tiện.

Mình có một cách hay hơn: cân lẻ từng món rồi cộng lại. 1 cái cân tay nhỏ, 1 cái bao ni lông đủ dày là đủ chơi. Cứ mỗi món vài ký thì chuyện cân rất dễ dàng, và bạn nên kết hợp nó với khâu soạn đồ thì sẽ tiết kiệm thời gian hơn rất nhiều. Cân xong món nào, nhập vào app Calculator trên điện thoại, rồi xếp vào thùng hoặc vali. Cứ cộng lên như thế cho đến khi đủ số ký. Anh em nào ngầu hơn thì mang Excel trên smartphone ra chơi  Thực ra lố vài trăm gram cũng không là vấn đề gì, nhưng đừng lố vài ký nhé.

Cái cân tay này nhỏ xíu nên bạn cũng có thể mang theo bên mình khi đi du lịch, để lúc chuẩn bị đóng đồ về thì cũng cân lại như thế này và đảm bảo bạn không bị quá ký.

Anh em có cách cân nào xịn hơn, đỡ cực hơn thì đề xuất thêm nhé.

Có một mẹo nhỏ là nếu bạn muốn đem thêm nhiều phụ kiện thời trang như thắt lưng Pierre Cardin, ví Pierre Cardin,… thì bạn có thể mang tối đa vào cơ thể để có thể giảm trọng lượng hành lý, dĩ nhiên bất tiện sẽ đến với bạn khi qua cổng soi chiếu an ninh, bạn phải mất thời gian tháo ra và đeo vào.

Những món đồ nào nên bỏ trong hành lý xách tay, những thứ gì nên đóng ký gửi?

Quy luật chung là những món đắt tiền và dễ vỡ thì nên bỏ trong hành lý xách tay mang theo cùng bạn lên khoang, còn tất cả những thứ còn lại thì tống vô thùng và / hoặc vali. Ngay cả khi bạn ra quầy làm thủ tục nhân viên của hãng hàng không cũng nhắc nhở bạn như thế. Laptop, máy ảnh, tablet, điện thoại, các đồ điện tử nói chung… là những thứ bắt buộc bạn phải xách tay nếu không muốn máy của mình nát như tương sau hành trình (vì hành lý ký gửi thường hay bị quăng ném, không chỉ riêng ở sân bay Việt Nam và sân bay nước ngoài cũng thế).

Ngoài ra khi đi du lịch mình thường mang theo bịch thuốc, 1 cái áo mỏng bỏ trong balo (phòng khi hành lý ký gửi bị thất lạc), một gói kẹo nhỏ để ăn và một số cáp sạc, dây sạc, pin sạc dự phòng… đều là những thứ nên bỏ trong hành lý xách tay lên máy bay. Nên đóng đồ hành lý xách tay như thế nào cho gọn và qua an ninh nhanh, mời anh em xem thêm ở bài Chia sẻ về hành lý khi bay, cách xếp laptop tablet để qua an ninh nhanh, vật dụng cần trong balo…

Một số thứ không được đóng vào hành lý ký gửi

  1. Sinh vật sống, cây cỏ: các quốc gia trên thế giới đều có luật rất nghiêm về việc mang những thứ tươi sống vào nước họ do lo sợ mầm bệnh và dịch. Mỹ lại càng gắt gao hơn về vụ này, trừ cá. Có thể bạn sẽ qua được an ninh ở nơi đi, nhưng tới nơi đến bị chặn lại, rạch thùng và bị an ninh tra hỏi thì cũng chẳng sung sướng gì đâu. Tốt nhất: đồ tươi sống thì đừng mang theo.
  2. Nước đá: nhiều bạn thường đóng thịt cá mang theo để trong thùng xốp và bỏ nước vào để giữ lạnh. Thường thì những thùng như vậy đi qua an ninh Việt Nam sẽ bị chặn lại hết
  3. Vũ khí, bom, tên lửa hạt nhân, tên lửa đạn đạo, vũ khí sinh học, vũ khí hóa học, xe tăng, súng ống các loại, máy bay trực thăng…

Dán bảng tên lên thùng cho dễ tìm thấy

Vali còn có màu này màu kia, kiểu này kiểu kia nên khi bạn chờ lấy hành lý ở băng chuyền tại sân bay thì rất dễ nhận biết. Thùng sẽ khó khăn hơn, vì nhiều thùng carton thoạt nhìn y chang nhau. Cách tốt nhất là bạn in một tờ giấy địa chỉ nhà + tên rồi dán lên thùng. Mình thường in 4 tờ để dán lên 4 mặt của thùng cho dễ nhận thấy. Bằng cách này người khác cũng sẽ không lấy nhầm thùng của bạn, chứ không thôi thủ tục lost and found cũng mất thời gian lắm.

Tham khảo các sản phẩm chính hiệu Pierre Cardin

www.pierrecardin.net

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *